- Gà nướng Bản Đôn
- Thịt gà ở Bản Đôn có vị thơm ngon rất khác bởi cách nuôi gà rất công phu, tất cả đều được thả vườn, ăn côn trùng, cỏ non và lúa rẫy.
- Để gà nướng có hương vị đặc trưng thì không thể thiếu sả giã nát, càng nhiều nước sả thì thịt gà khi chín lại càng ngon, sau đó người ta sẽ kẹp gà đã được tẩm ướp vào thanh tre, phết một lớp mật ongcho có màu đẹp và mùi thơm rồi quay đều trên bếp than. Tiếp đến là làm muối chấm phải dùng loại muối hạt to, rang lên giã nhuyễn cùng với ớt xanh rừng, lá é, thêm ít sả.
- Vị thơm, ngọt của thịt gà hòa cùng vị đậm đà, cay cay của muối é khiến du khách mê mẩn khi thưởng thức. Đặc biệt, món gà nướng được ăn kèm với cơm lam chín dẻo và uống rượu cần thì lại càng ngon miệng hơn.
- Phở khô Gia Lai
"Người ta thường nói rằng đến Pleiku, Gia Lai mà không ăn phở khô thì khác nào đến Hội An mà không ăn cơm gà, hay Sài Gòn không thưởng thức một phần cơm tấm.”
- Phở khô còn có tên khác là phở "hai tô". Khác biệt lớn nhất của món phở này so với phở nước là một phần ăn sẽ gồm tô, một tô là có phở trộn với hành phi, thịt băm, cà rốt , ớt xay, tô còn lại là nước dùng với thịt bò, bò viên và hành lá.
- Phở khô ăn kèm với tương đen – loại tương lên men từ đậu nành và đường vàng do chuẩn người Gia Lai làm.
- Bún đỏ Đắk Lắk
- Đây cũng là một đặc sản phải thử khi đến Buôn Mê Thuột. Sợi bún đỏ giống sợi bánh canh của người miền Nam nhưng to hơn, ăn dai giòn.
- Độc đáo nhất của món bún này chính là màu đỏ pha vàng của nước lèo và sợi bún. Bí quyết của màu nước lèo ấn tượng này chính là sự hòa trộn của hạt điều đỏ và gạch cua khá giống với nước bún riêu nhưng không có cà chua, chỉ có trứng cút luộc chín. Tô bún ngon hơn bởi miếng chả cua thịt khá to, mùi thơm của cua lẫn vị thịt bằm, hành tím, tỏi và lòng trắng trứng.
- Gỏi lá
- Lên Kon Tum thưởng thức gỏi lá. Sở dĩ gọi là gỏi lá vì ước tính mỗi mâm gỏi lá đúng chất ở Tây Nguyên sẽ có từ loại lá khác nhau.
- Một số loại chỉ có ở vùng đất Tây Nguyên mới có như lá trâm, ngành ngạnh đỏ, mật gấu, lá bứa, từ đại bi... hay các loại lá dễ tìm hơn như chùm ruột, ngũ gia bì, lá sung, lá ổi, lá xoài, đinh lăng, càng cua, tía tô, lá mơ, lá cải...
- Mâm gỏi lá còn đi kèm với chén nước chấm được làm từ gạo nếp cho lên men đem ủ với tôm khô, thịt ba chỉ rồi xay nhuyễn với mẻ, sa tế cùng các gia vị khác. Ngoài ra, cũng không thể thiếu đĩa thức ăn đi kèm gồm thịt ba chỉ luộc thái mỏng, tôm, bì lợn luộc đặt giữa mâm gỏi lá liền kề với đĩa muối hột, ớt xanh.
- Măng nướng xào vếch bò
- Món măng nướng xào vếch có nguồn gốc từ xã Ea Sol, huyện Ea Hleo, tỉnh Đắk Lắk. Đây là một món ăn lạ, đặc trưng của người dân ở xã Ea Sol và thường được dụng trong bữa ăn sáng hoặc chiều.
- Khi nấu món ăn này, người dân sẽ xào măng và vếch bò cùng với các loại gia vị khác nhau nhưng bắt buộc phải có củ nén phi thơm và ớt chuột giã nát. Một món măng nướng xào vếch bò hoàn hảo có đầy đủ vị cay, đắng, mặn, ngọt, thơm, bùi, dẻo, dai của măng của vếch bò và của các loại gia vị đặc trưng.
Hãy liên hệ ngay với Du Lịch Công Đoàn Giáo Dục Tp.HCM để đến Tây Nguyên một trong những mảnh đất không chỉ lôi cuốn, hấp dẫn về vẻ đẹp thiên nhiên, văn hóa mà bởi nền ẩm thực không lẫn vào đâu được.
Liên hệ: 0968.217.783 - 0938.989.155 (Hotline)