- Rau su su
Là một món ăn đặc trưng của vùng đất Tam Đảo, thường thì rau su su được trồng từ tháng 9 âm lịch và được thu hoạch từ tháng 12 cho đến đầu tháng 3 của năm sau. Rau có thể luộc hoặc xào với tỏi ...
Quả su su chế biến được rất nhiều món ăn ngon, có thể đem luộc chấm với muối vừng. Những món ăn tuy đơn giản thôi, xuất hiện hầu hết các nhà hàng ở Tam Đảo.
- Bò tái kiến đốt
Đây là một món ăn đầy mê hoặc, một phần kích thích vị giác người ăn. Thịt bò vừa mổ xong được đem ra tổ kiến rừng ở trên cây, sau đó cho kiến bò vào và đốt phần thịt ...
Bởi mỗi loại kiến đốt tạo ra một vị riêng, như kiến vống đen tạo ra mùi thơm hắc, kiến vống đỏ tạo ra vị thơm chua chua, hay có loại kiến cho vị ngọt, vị cay ... Người sành ăn sẽ nhận ra ngay sự khác biệt tạo nên bởi mỗi loại kiến.
Thịt sau đó được rửa qua lớp nước muối loãng, để ráo rồi đem thui trên bếp than hồng cho tới khi chín tái. Những miếng thịt săn lại, chảy nước xèo xèo trên bếp lửa, tỏa mùi thơm nức.
- Gà đồi Tam Đảo
Được nuôi thả tự nhiên làm cho thịt gà săn chắc, thơm ngon và không có mỡ. Thịt gà là một trong những loại thực phẩm quá quen thuộc đối với mỗi người. Tuy nhiên, từ một nguyên liệu thịt gà người ta đã nghiên cứu và chế biến ra rất nhiều món ăn ngon như: Gà nướng, gà quay, gà luộc, gà xào sả ớt... Các bạn đến với Tam Đảo thì đừng quên thưởng thức món ăn này nhé!
- Thịt xiên nướng
Đặc biệt ở khu vực chợ đêm, bạn chắc chắn sẽ không thể kìm lòng với những sạp hàng buffet xiên nướng thật hấp dẫn. Dưới không gian se lạnh của một Tam Đảo mờ sương, thưởng thức những xiên thịt nướng thơm phức, ngọt thịt thì quả là không gì sánh bằng.
Tại các quán hàng ăn, thịt xiên ở đây có rất nhiều loại, đa dạng từ xiên bò, xiên lợn, xiên rau củ, xiên thịt su su. Khách du lịch có thể thỏa sức lựa chọn “không giới hạn” xiên thịt ưng ý, phù hợp với khẩu vị của bản thân.
- Lợn sữa quay nguyên con
Không phải tự nhiên món lợn sữa quay lại trở thành món ăn truyền thống thuần túy tại Tam Đảo, để có được món ăn tuyệt vời này, các đầu bếp đã phải có công thức chế biến thật sự cầu kỳ và khéo léo.
Lợn sữa quay truyền thống được làm hoàn toàn thủ công và quay đều liên tục để thịt chín và lớp bì vàng đều màu mật ong giòn tan. Một con lợn được nướng trong thời gian từ 3 - 4 giờ đồng hồ. Sau đó, người ta phải để thịt "nghỉ" khoảng 1 giờ cho ráo mỡ trước khi đem ra cắt miếng.
- Lợn mán Tam Đảo
Lợn mán là món ăn không thể bỏ qua khi du lịch Tam Đảo, là loại heo rừng chính gốc nên có thịt rất săn chắc. Lợn mán Tam Đảo được chế biến thành nhiều món ăn ngon như: Món hấp, nướng, xào lăn, rựa mận, tiết canh… Thịt lợn mỏng và dai, không siêu nạc, không nhiều mỡ. Ăn không ngấy, không hôi, càng nhai càng ngọt, chế biến món nào cũng thơm ngon, đậm đà.
- Cá bống suối
Được người dân Tam Đảo đánh bắt từ suối, cá bống chỉ to bằng hai đầu ngón tay, có hương vị thơm ngon, thịt chắc... Cá bống suối thường được chế biến thành nhiều món ăn ngon - hấp dẫn như: Nướng, chiên giòn, chưng tương và kho.
- Bánh cuốn Tam Đảo
Là một món ăn bình dị của người dân Tam Đảo, bánh cuốn được chế biến từ nguyên liệu lúa gạo.
Trong quá trình làm bánh người ta đem xay nhuyễn thành dạng bột nước, người ta tráng bánh cuốn bằng nồi hơi được bọc bằng tấm vải căng trên miệng nồi.
Tuy nhiên, bạn vẫn có thể làm bánh cuốn hấp bằng nồi thường, hoặc nồi "tự chế"... Ai đã từng ăn bánh cuốn Tam Đảo sẽ cảm nhận được hương vị rất riêng.
- Măng Tam Đảo
Măng Tam Đảo từ trước tới nay đã trở nên nổi tiếng hơn bao giờ hết. Bởi loại măng nơi đây chủ yếu là măng sặt, măng nứa . Tức là, măng sau khi được bà con lấy về sẽ bóc vỏ rồi luộc qua và ngâm nước muối.
Nếu muốn ăn thì phải luộc lại sau đó chấm với mắm tôm hoặc chan mắm ớt thì không còn gì sánh bằng bởi sự giòn tan cũng như vị ngọt thanh mà măng đem lại.
- Cá tầm Tam Đảo
Cá tầm cũng là đặc sản Tam Đảo nổi tiếng với hương vị thơm ngon đặc trưng. Thịt cá dai hơn các loại cá khác, rất bổ dưỡng. Cá tầm được chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn: Súp cá tầm, gỏi cá tầm, cá tầm hấp, cá tầm nướng muối ớt, lẩu măng chua cá tầm…
- Bánh tro
Mỗi chiếc bánh chỉ nặng khoảng 150 đến 200 gram được gói bằng lá chít, trong ruột màu hồng của gạo nếp đã được ngâm nước tinh khiết của tro vỏ đậu tương và măng tre phơi khô.
Tất cả các nguyên liệu trên được hoà quyện với nhau để tạo thành bánh, bánh được buộc chặt bằng lạt giang, sau khi gói xong được đem đi luộc khoảng 4 - 5 tiếng sau là bánh chín và liền sau đó vớt ra cho ráo nước rồi vò kỹ để bánh được liền hơn và dẻo hơn.
Điều đặc biệt là loại bánh này không có nhân nhưng khi chấm với mật ăn rất ngon, rất mát và có thể chữa được bệnh cao huyết áp ...
- Rượu dừa
Dừa để làm rượu phải chọn những quả dừa già ở xứ dừa Bến Tre, vì dừa ở đây có lớp cùi dừa nhiều, hàm lượng dầu nhiều và thơm, mỗi quả nặng từ 1,2 - 1,4 kg.
Sau đó sơ chế phần vỏ, quả dừa được tiêm vào hỗn hợp gồm nếp cái và men theo một tỷ lệ nhất định hàn kín lại rồi đem ủ cho đến khi có đủ hương cay nồng đặc trưng từ rượu và vị thơm ngọt từ nước dừa.
Khi thưởng thức rượu dừa Tiên tửu Ngọc Hoa ngọt nhẹ, đặc biệt không gây cảm giác háo nước, đau đầu, có mùi thơm mát đặc trưng của hương dừa