Mắc Khén được coi là linh hồn ẩm thực của Tây Bắc bởi hầu hết các món ăn của đồng bào dân tộc Thái nơi đây đều sử dụng Mắc Khén làm gia vị.
Mắc khén không cay như ớt nhưng lại có mùi thơm nồng nàn hơn cả hạt tiêu, đặc biệt nhất chính là cảm giác "tê rần" nơi đầu lưỡi khi ăn. Mắc khén đứng đầu trong các loại gia vị của đồng bào dân tộc miền núi. Có người gọi Mắc khén là hạt tiêu rừng và khiến ta dễ liên tưởng đến cây hồ tiêu dại mọc trong rừng nhưng không phải. Mắc có nghĩa là quả, còn Khén là một loại cây thân gỗ Lớn mọc trong rừng đại ngàn.
Cây Mắc khén là loại cây dại thuộc họ hồi, có tinh dầu và hương thơm, cây thân gỗ, cao, to, hoa ra thành từng chùm, hàng năm đến tháng 11 Dương Lịch là hoa đậu thành quả, chín.
Đồng bào nơi đây thu hoạch thì thường bẻ thành từng chùm. Mắc Khén ngon nhất là khi còn tươi, có màu xanh, nhưng không bảo quản được lâu nên thường được để chỗ râm mát hay gác bếp hong khô để dành cho cả năm.
Mắc khén xuất hiện trong bữa ăn của người dân tộc vùng núi cao Tây Bắc như nước chấm của người Kinh. Mắc Khén làm cho những món nướng từ cá, thịt gà, thịt thú rừng...trở nên nồng đậm hơn, có thể dùng để ướp thịt, cá :fish::fish: trước khi chiên rán, có thể dùng làm nước chấm, muối chấm...và điều làm nên hương vị đặc biệt của những món thịt trâu hay bò khô của núi rừng Tây Bắc chính là Mắc Khén.
----
Du Lịch Công Đoàn Giáo Dục Tp.HCM
☎️ 0968.217.783 - 0938.989.155