CÁC NGÔI CHÙA/MIẾU LINH THIÊNG ĐI LỄ TẾT
Với quan niệm về nơi cửa Phật, giữa không gian thanh tịnh, mùi khói nhang, sắc màu của đèn hoa, mỗi chúng ta sẽ cảm thấy lòng mình trở nên nhẹ nhàng, thanh thản hơn để gạt bỏ những chuyện cũ của năm cũ và cầu may mắn, an khang, Bình an cho năm mới. Vì thế từ lâu, đi lễ chùa đầu năm được xem là một nét đẹp văn hóa tâm linh không thể thiếu trong đời sống của người Việt Nam mỗi dịp tết đến xuân về. Dưới đây là 4 ngôi chùa nổi tiếng về kiến trúc đẹp và sự linh thiêng được người Sài Gòn mến chuộng chọn làm nơi chiêm bái đầu năm mới mỗi dịp Tết đến xuân về.
- Chùa Ngọc Hoàng - Địa điểm lễ chùa đầu năm lâu đời ở Tp.HCM
- Chùa Ngọc Hoàng hay còn gọi là Phước Hải là một ngôi chùa lâu đời trên đất Sài Gòn. Với những nét kiến trúc cổ xưa, mái ngói âm dương, ngôi chùa này từng được xếp hạng “Di tích kiến trúc nghệ thuật” cấp quốc gia vào năm 1994. Được thiết kế theo kiến trúc ba gian thờ với khu vực chánh điện thờ Phật, Ngọc Hoàng. Đền thờ Kim Thoa Thánh Mẫu, ông Tơ bà Nguyệt và 12 bà Mụ nằm bên tay trái. Bên trong là điện thờ thần Tài, công danh sự nghiệp. Trước kia chùa được gọi là Điện Ngọc Hoàng, thờ thần Hoàng của người Hoa. Bởi vậy, kiến trúc của ngôi chùa mang nét của Trung Hoa.
- Chùa Giác Lâm: Chùa cầu may mắn nổi tiếng nhất Tp.HCM
- Giác Lâm là một trong những ngôi chùa được xây dựng sớm nhất ở đất Gia Định – Sài Gòn còn tồn tại đến ngày nay. Chùa Giác Lâm có mặt tại Gia Định (Sài Gòn) từ năm 1744, do cư sĩ Lý Thụy Long xây dựng. Kiến trúc của chùa Giác Lâm được coi là tiêu biểu nhất cho lối kiến trúc của các ngôi chùa tại khu vực Nam Bộ, với mặt bằng tổng thể theo kiểu chữ “Tam”, gồm có 98 cột chống đỡ, bên trong chùa bài trí 113 pho tượng cổ được làm từ nhiều chất liệu khác nhau. Bên trong chùa bài trí 113 pho tượng cổ được làm từ chất liệu khác nhau. Nơi đây có không gian rộng và yên tĩnh, thích hợp cho các Phật tử và du khách hành hương. Đặc biệt, vào những ngày Tết nguyên đán 2022, chùa Giác Lâm còn đón hàng nghìn khách thập phương đến lễ Phật và chiêm ngưỡng nét kiến trúc uy nghiêm, cổ kính.
- Chùa Ông: Địa điểm cầu tài lộc nổi tiếng ở Tp.HCM
- Chùa Ông còn có tên gọi khác là chùa Quan Đế Thánh hay Nghĩa An Hội Quán. Chùa mang đậm kiến trúc của người Hoa, nằm trong khu đô thị sầm uất. Tuy diện tích không lớn, chùa Ông vẫn luôn thu hút đông đảo du khách bởi sự linh thiêng vang tiếng gần xa. Vào mỗi dịp đầu năm, đông đảo du khách kéo nhau đến lễ bái. Phần lớn trong số đó là những người làm ăn kinh doanh hoặc những ai mong cầu sức khỏe. Không chỉ là cầu may, cầu tài lộc, các đôi yêu nhau cũng đến cầu duyên, mong rằng tình yêu của họ được đơm hoa kết trái trong năm mới. Chùa Ông còn được gọi bằng cái tên khác là chùa Quan Đế Thanh quân hay chùa Minh Hương. Nơi đây thờ Quan Vân Trường, và là nơi in dấu vào lối sống của người Việt và người Hoa ngày nay. Chùa chỉ nằm lọt thỏm giữ những đô thị sầm uất. Và dù không có quy mô to lớn nhưng sự linh thiêng của chùa đã nức tiếng xa gần.
- Miếu Bà Thiên Hậu: Địa điểm cầu bình an nổi tiếng ở Tp.HCM
- Miếu Thiên Hậu hay chùa Bà Thiên Hậu ở quận 5, TP.HCM, được ví von là ngôi nhà tâm linh có tầm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống văn hóa người Hoa đang sinh sống trên địa bàn thành phố. Ngôi miếu được xây dựng vào năm 1760 và đã được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia vào năm 1993. Sau hơn 250 năm tồn tại, miếu Thiên Hậu vẫn giữ được nét kiến trúc độc đáo dù trải qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa. Điện thờ chính trong miếu dành cho Bà Thiên Hậu. Bà là người Phúc Kiến. Theo truyền thuyết ba được gọi là Lâm Mặc. Bà có lòng thương người, thông minh, và đặc biệt có tài tiên đoán những sự thay đổi của khí hậu, biết chữa bệnh trừ tà… Do đó rất được người trong vùng ven biển yêu thương, khâm phục. Bà mất lúc 28 tuổi (năm 987), người trong vùng đã lập miếu thờ. Đề cao Bà Thiên Hậu, ngưỡng mộ và thành kính Bà, dành vị trí trang trọng nhất trong khu vực và đặt thờ Bà trong ngôi miếu lớn của cộng đồng, người Hoa muốn qua đó giáo dục cho thế hệ tiếp nối về lòng hiếu thuận đối với cha mẹ, tinh thần biết xả thân vì mọi người như Bà. Ngôi Miếu này còn được dựng lên để tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự phò trợ của Bà đối với người Hoa trên đường sang Việt Nam gặp nhiều gian nan.
Chịu trách nhiệm nội dung: Thượng Xán
--------------------------------------------