26/02
2022
ĐẾN PHAN THIẾT THAM QUAN BẢO TÀNG NƯỚC MẮM ĐẦU TIÊN CỦA VIỆT NAM
1719 Lượt xem

ĐẾN PHAN THIẾT THAM QUAN BẢO TÀNG NƯỚC MẮM ĐẦU TIÊN CỦA VIỆT NAM

Bảo tàng “NƯỚC MẮM – LÀNG CHÀI XƯA” tọa lạc tại số 360 Nguyễn Thông, phường Phú Hài, Tp. Phan Thiết là bảo tàng nước mắm đầu tiên và duy nhất của Việt Nam đến thời điểm hiện tại.

Với tổng diện tích 1.600 m2 được chia thành 14 không gian nhỏ với từng chủ đề riêng biệt, bảo tàng tái hiện sống động 300 năm làng chài Phan Thiết xưa từ thời Chăm Pa, vua Nguyễn, đến thời Pháp thuộc và những thập niên 40 – 60.

Du khách đến với bảo tàng không chỉ được ngắm nhìn các di vật mà còn được tương tác nhập vai làm dân chài lưới cá, đóng vai diêm dân trên những cánh đồng muối, thăm phố cổ Phan Thiết 300 năm, ghé nhà hàm hộ, khám phá nguồn gốc quy trình làm nước mắm, tên gọi nước mắm ngày xưa, lý do có tên gọi “nước mắm” như hiện nay.

Bảo tàng được trưng bày theo lối đương đại, sử dụng nghệ thuật trình diễn ánh sáng lần đầu tiên có tại Việt Nam. Dưới hàng trăm đèn pha tiêu điểm có góc chiếu hẹp, rộng và công suất lớn nhỏ khác nhau, những hiện vật cổ hiện ra lung linh, mờ ảo trên nền không gian tối, đem lại cái nhìn mãn nhãn cho du khách.

Trước khi bắt đầu tham quan những di vật và tìm hiểu về lịch sử của nước mắm, du khách sẽ được xem một đoạn phim ngắn, giới thiệu tổng quan về những hành trình, những giai đoạn thăng trầm của nước mắm. Chỉ hơn 7 phút ngắn ngủi với những thông tin khái quát, đây chính là sự khởi đầu cho hành trình khám phá về văn hóa, lịch sử của nước mắm Phan Thiết nói riêng và Việt Nam nói chung.

Khách tham quan sẽ được quay ngược thời gian, trờ về vùng đất Phan Thiết cách đây 300 năm. Vào trước năm 1693, khi chưa có người Việt sinh sống thì nơi đây thuộc vương quốc Chăm pa, với tên gọi là Mang Thit. Một điều độc đáo ở đây, mà ít ai biết là từ “ủ chượp” trong nước mắm có nguồn gốc từ tiếng Chăm, chính người Chăm đã học những kỹ nghệ làm gốm, ướp cá du nhập từ La Mã. Đến khi người Kinh di cư vào, đã tiếp nối và thương mại hóa bằng cách cho nước mắm vào tĩn gốm và chở bằng ghe bầu đi bán khắp Việt Nam.

Câu chuyện về nền văn hóa được kể lại qua các di vật lịch sử:

Tiếp theo trên hành trình khám phá ấy là không gian Chăm pa xưa với bức tượng Kut độc đáo, được lấy tại một đền thờ từ thế kỉ 15. Đó là một trong những biểu tượng rất linh thiêng của người Chăm. Theo tập tục xưa, những người chết như vua, quan sẽ được làm lễ nhập hồn vào tượng Kut, rồi mới đi qua thế giới bên kia.

Đi qua con đường cát trắng, du khách sẽ được đến với một thế giới khác. Một không gian trưng bày về bộ sưu tập tĩn xưa và nay. Câu chuyện về chiếc tĩn, xóm lò tĩn đã được tái hiện một cách chi tiết, giúp du khách hiểu rõ hơn về “bí quyết” tạo nên hương vị đậm đà khó quên của nước mắm Phan Thiết-  thủ phủ của nước mắm Việt.

Đặc biệt, bảo tàng hiện đang lưu giữ và trưng bày bản gốc 2 tấm sắc phong của vua triều Nguyễn ban cho làng biển Bình Thuận. Tấm sắc phong đầu tiên được vua Đồng Khánh ban cho những người dân ở Đàng Ngoài đã vào khai hoang, lập ấp tại làng chài Hòa An, Phan Thiết. Tấm sắc phong còn lại do vua Khải Định ban cho thần Ông Nam Hải (cá voi) vì có công cứu giúp nhiều ngư dân chài thoát nạn.

Không gian tiếp theo là nơi trưng bày những bức tranh về Phan Thiết dưới thời Pháp vào những năm 30, 40, được thử quay số liên lạc bằng những chiếc điện thoại đời đầu. Những cảnh mô phỏng con đường xưa Mũi Né, đưa du khách ngược dòng lịch sử, hòa mình vào đời sống của dân chài xưa. Tại đây du khách còn được hóa thân thành một ngư dân, trải nghiệm về tĩn nước mắm gốm đã từng nổi tiếng khắp nam kỳ lục tỉnh, quẩy gánh và cào muối trên đồng muối trắng như tuyết.

Còn có mô hình phục dụng đình Vạn Thủy Tú được dựng vào năm 1762, nơi thờ bộ xương cá voi ( dân chài thường tôn thờ gọi là cá Ông) lớn nhất Việt Nam. Đây cũng là một trong những di tích cổ có số lượng lớn sắc phong của các vị vua triều Nguyễn ban tặng, bởi trong thời chiến tranh phong kiến, các tướng lĩnh nhà Nguyễn đã nhiều lần được cá voi cứu nạn trên biển.

Một trong những điểm thú vị đối với du khách trong bảo tàng, có lẽ là tiệm thâu băng từ thập niên những năm 50 với toàn bộ đĩa nhựa gốc và máy hát. Tại đây, bạn có thể mở những cuốn băng hát yêu thích trong phạm vi tiệm. Ngoài ra, khi đến với chợ xưa khánh thiện, du khách sẽ được dịp tròn mắt với những hiện vật xưa cũ như chiếc bàn tính và quả cân mòn.

Hoạt động nếm thử nước mắm Rin với công thức 300 năm của bảo tàng Làng Chài Xưa:

Đặc biệt, tại đây có một điều mà bất cứ ai đến Phan Thiết đều muốn thử một lần trong đời, là được nếm hương vị của nước mắm rin ngày xưa. Đó là loại nước mắm nguyên chất, kéo rút trực tiếp từ thùng lều gỗ ủ chượp chín chậm và được dân chài Phan Thiết gọi là nước mắm Tĩn.

Tên gọi ấy bắt nguồn tư việc ông tổ nghề Trần Gia Hòa đưa mắm vào tĩn gốm dán nhãn vuông chở bằng ghe bầu bán khắp nơi, từ lục tỉnh Nam Kỳ đến miền Trung, miền Bắc và chiếm thị phần lớn ở nước ta lúc bấy giờ. Với công trạng này, ông đã được vua Nguyễn ban tước quan hàm Bát phẩm. Một phần không thể bỏ qua khi đến thăm Làng Chài.

Xưa là khu nhà Hàm Hộ, đây là căn nhà cuối cùng còn sót lại của một hàm hộ Phan Thiết. Từ Hàm hộ ở đây dùng để chỉ những người sản xuất nước mắm qui mô lớn. Vào không gian nhà cổ, du khách sẽ được chiêm ngưỡng kiến trúc nhà truyền thống của những Hàm Hộ ngày xưa, cũng như mô hình một que nước mắm là như thế nào.

Tại đây, du khách còn được học cách “cẩn” nước mắm, cách xác định nước mắm ngon của người xưa dựa vào màu, mùi, vị dưới ánh sáng. Thú vị hơn nữa là cách phân biệt, lựa chọn nước mắm ngon chỉ bằng hạt cơm của người dân Phan Thiết xưa.

Theo đó, khi thả hạt cơm nguội vào chén nước mắm, nếu hạt cơm nổi lên hoặc lơ lửng, thì đó là nước mắm truyền thống nguyên chất với độ đạm cao. Còn nếu hạt cơm nhanh chóng chìm xuống dưới thì đó là nước mắm pha công nghiệp với hàm lượng đạm thấp.

Quan trọng hơn, Bảo tàng Làng Chài Xưa còn lưu giữ toàn bộ các bằng chứng để xác tín rằng: Phan Thiết mới chính là cái nôi của nước mắm Việt Nam, chứ không phải là Phú Quốc. Nơi đây còn có một hàm hộ đã bỏ tiền ra làm con đường nối từ Phan Thiết ra Mũi Né. Với hành động nghĩa hiệp đó, bà đã được vua nhà Nguyễn ban tặng cho bốn chữ vàng “Hào nghĩa khả gia”. Tại đây du khách còn được chiêm ngưỡng chân dung của những Hàm Hộ nước mắm, những người có công rất lớn trong sự phát triển của ngành nước mắm tại Phan Thiết.

Ngoài các không gian xưa, bảo tàng còn thu hút nhiều khách trẻ với không gian thủy cung 3D với các sinh vật biển khổng lồ độc đáo để du khách có thể tha hồ chụp ảnh “sống ảo”.

Bảo tàng Làng Chài Xưa, không chỉ là nơi lưu giữ, bảo tồn hương vị của nước mắm truyền thống mà còn là nơi khơi nguồn tình cảm, giúp những người trẻ yêu hơn “quốc hồn, quốc túy” của dân tộc.

 

Chịu trách nhiệm nội dung: Nhật Qui

--------------------------------------------

Du Lịch Công Đoàn Giáo Dục Tp.HCM - Du Lịch Hữu Nghị
Hotline: 0968.217.783 - 0938.989.155
P.Điều Hành: 028.6265.0624 - 028.6265.3235
P.Kinh Doanh - Tiếp Thị & HDV: 028.2240.5079
Email: dulich.congdoan@yahoo.com
Website: dulichcongdoangiaoductphcm.com
Dịch vụ
cẩm nang du lịch
24/08
2023
868 lượt xem
07/07
2023
651 lượt xem
23/06
2023
644 lượt xem
21/06
2023
673 lượt xem
26/04
2023
626 lượt xem
20/04
2023
591 lượt xem
19/04
2023
739 lượt xem
05/04
2023
596 lượt xem
05/04
2023
631 lượt xem
03/04
2023
688 lượt xem
03/04
2023
705 lượt xem
21/09
2022
775 lượt xem
06/09
2022
831 lượt xem
20/08
2022
808 lượt xem
19/08
2022
738 lượt xem
18/08
2022
743 lượt xem
18/08
2022
842 lượt xem
16/08
2022
862 lượt xem
16/08
2022
859 lượt xem
15/08
2022
774 lượt xem
11/08
2022
726 lượt xem
11/08
2022
754 lượt xem
09/08
2022
759 lượt xem
09/08
2022
776 lượt xem
08/08
2022
780 lượt xem
03/08
2022
892 lượt xem
03/08
2022
819 lượt xem
23/07
2022
745 lượt xem
29/04
2022
855 lượt xem
23/04
2022
875 lượt xem
14/04
2022
869 lượt xem
09/04
2022
788 lượt xem
07/04
2022
952 lượt xem
06/04
2022
1219 lượt xem
04/04
2022
1036 lượt xem
31/03
2022
917 lượt xem
28/03
2022
1028 lượt xem
27/03
2022
873 lượt xem
14/03
2022
1993 lượt xem
12/03
2022
1177 lượt xem
09/03
2022
860 lượt xem
09/03
2022
886 lượt xem
08/03
2022
798 lượt xem
07/03
2022
996 lượt xem
06/03
2022
5651 lượt xem
24/02
2022
1378 lượt xem
23/02
2022
928 lượt xem
15/02
2022
956 lượt xem
31/01
2022
899 lượt xem
31/01
2022
872 lượt xem
29/01
2022
938 lượt xem
27/01
2022
2124 lượt xem
26/01
2022
1128 lượt xem
26/01
2022
1126 lượt xem
25/01
2022
894 lượt xem
25/01
2022
960 lượt xem
25/10
2021
1088 lượt xem
23/10
2021
1223 lượt xem
23/10
2021
995 lượt xem
23/10
2021
1649 lượt xem
21/10
2021
1370 lượt xem
21/10
2021
3114 lượt xem
21/10
2021
1026 lượt xem
21/10
2021
1098 lượt xem
20/10
2021
1072 lượt xem
20/10
2021
1763 lượt xem
19/10
2021
1122 lượt xem
19/10
2021
1411 lượt xem
18/10
2021
1559 lượt xem
18/10
2021
992 lượt xem
18/10
2021
2796 lượt xem
18/10
2021
1607 lượt xem
18/10
2021
1675 lượt xem
14/10
2021
1921 lượt xem
14/10
2021
2692 lượt xem
13/10
2021
1074 lượt xem
13/10
2021
2116 lượt xem
12/10
2021
2295 lượt xem
12/10
2021
1657 lượt xem
11/10
2021
1096 lượt xem
11/10
2021
1280 lượt xem
11/10
2021
1392 lượt xem
11/10
2021
1803 lượt xem
09/10
2021
1344 lượt xem
08/10
2021
1540 lượt xem
08/10
2021
2356 lượt xem
07/10
2021
1363 lượt xem
07/10
2021
1460 lượt xem
06/10
2021
1770 lượt xem
06/10
2021
1109 lượt xem
05/10
2021
1285 lượt xem
05/10
2021
3209 lượt xem
05/10
2021
1721 lượt xem
04/10
2021
1047 lượt xem
03/10
2021
2691 lượt xem
03/10
2021
1276 lượt xem
02/10
2021
1405 lượt xem
02/10
2021
1643 lượt xem
01/10
2021
1388 lượt xem
30/09
2021
1528 lượt xem
30/09
2021
2233 lượt xem
29/09
2021
1137 lượt xem
29/09
2021
2560 lượt xem
28/09
2021
1919 lượt xem
28/09
2021
2266 lượt xem
27/09
2021
1556 lượt xem
27/09
2021
2462 lượt xem
26/09
2021
1194 lượt xem
26/09
2021
1919 lượt xem
25/09
2021
1559 lượt xem
25/09
2021
1401 lượt xem
24/09
2021
2678 lượt xem
24/09
2021
1300 lượt xem

Thứ 2 đến Sáng thứ 7 hàng tuần
Sáng : 8h00 - 11h30
Chiều: 13h00 - 17h30
chat facebook