KHÁM PHÁ THỪA THIÊN - HUẾ
- Thừa Thiên - Huế là một tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ với diện tích 4.902,4 km² và dân số 1.133.700 người, cách TP.HCM 1.050 km. Tỉnh Thừa Thiên Huế có 9 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, bao gồm 1 thành phố (Tp. Huế), 2 thị xã và 6 huyện.
- Thời nhà Trần vùng đất Thừa Thiên - Huế thuộc trấn Thuận Hoá. Trong đó "Thuận" là êm xuôi, thuận lợi; còn "Hoá" là thay đổi, biến hoá. Thuận Hoá có thể hiểu là “làm cho trở nên thuận lợi”. Sau Thuận Hoá được hiểu là vùng mà ngày nay là Huế. Đây có thể là do thói quen của dân gian, trong lối nói bình dân thường giản lược tên gọi địa danh còn một âm tiết và sau đó người dân đã đọc chệch chữ "Hóa" thành "Huế". Nhà nghiên cứu Hồ Vĩnh cũng chỉ ra rằng trong văn liệu cổ, Huế được ký âm là Hoá, được tìm thấy trong tác phẩm Thập giới cô hồn quốc ngữ văn, tương truyền của vua Lê Thánh Tông. Như vậy có cơ sở để khẳng định Huế chính là biến âm từ Hoá trong Thuận Hoá. Trong tiếng Việt, sự thay đổi từ “oa” sang “uê” tuy hiếm nhưng không phải không có, điển hình như trạng thái ngang bằng điểm số được gọi là “hoà nhau” hoặc “huề nhau”.
- Về tên gọi Thừa Thiên. Tên này có từ đời vua Minh Mạng nhà Nguyễn. Tuy chưa có nhiều tài liệu nhưng cứ xem mặt chữ mà xét thì "Thừa" là vâng theo, thừa lệnh; còn "Thiên" là trời, vậy Thừa Thiên có thể hiểu là “vâng mệnh trời”. Một giả thuyết khác cho rằng tên gọi Thừa Thiên xuất phát từ Thừa Thiên Cao Hoàng hậu Tống Thị Lan, vợ cả của vua Gia Long đã từng cùng ông bôn ba khắp xứ trước khi giành lại giang sơn. Về sau 2 chữ "Thừa Thiên" trong tên thụy của bà được đặt thành tên Tỉnh Thừa Thiên - Huế như ngày nay.
- Thừa Thiên - Huế mang một nét trữ tình khác lạ hiếm nơi nào có được với dòng sông Hương thơ mộng uốn lượn, len lỏi từ núi rừng qua thành phố và sau cùng là về với biển cả. Dọc 2 bờ sông, nơi con người đã xây dựng một nền nền văn hóa cố đô lâu đời. Khi đến đây du khách sẽ được ngược dòng thời gian trở về với không gian trầm mặc của vùng đất cố đô xưa với những công trình kiến trúc hoàng gia đồ sộ và cổ kính hòa mình giữa thiên nhiên huyền dịu. Hôm nay chúng ta cùng khám phá những điểm du lịch nổi tiếng của vùng đất cố đô Huế nhé!
1. Kinh thành Huế: Tp. Huế
Ảnh: sưu tầm
2. Lăng Gia Long: xã Hương Thọ, huyện Hương Trà
Ảnh: sưu tầm
3. Lăng Minh Mạng: QL49, xã Hương Thọ, huyện Hương Trà
Ảnh: sưu tầm
4. Lăng Tự Đức: thôn Thượng Ba, Thành phố Huế
Ảnh: sưu tầm
5. Lăng Thiệu Trị: xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy
Ảnh: sưu tầm
6. Lăng Khải Định: Khải Định, xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy
Ảnh: sưu tầm
7. Chùa Thiên Mụ: Nguyễn Phúc Nguyên, phường Hương Hòa, Thành phố Huế
Ảnh: sưu tầm
8. Điện Hòn Chén: Làng Hải Cát, huyện Hương Trà
Ảnh: sưu tầm
9. Đàn Nam Giao: phường Trường An, Tp. Huế
Ảnh: sưu tầm
10. Sông Hương - cầu Tràng Tiền: phường Phú Hòa - Phú Hội, Tp. Huế
Ảnh: sưu tầm
11. Núi Ngự Bình: phường An Cựu, Tp. Huế
Ảnh: sưu tầm
12. Trường Quốc học Huế: 12 Lê Lợi, Vĩnh Ninh, Thành phố Huế
Ảnh: sưu tầm
13. Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã: xã Lộc Điền, huyện Phú Lộc
Ảnh: sưu tầm
14. Biển Thuận An: Hải Tiến, Thuận An, Tx. Hương Trà
Ảnh: sưu tầm
15. Phá Tam Giang: huyện Quảng Điền - huyện Phong Điền
Ảnh: sưu tầm
16. Biển Lăng Cô: thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc
Ảnh: sưu tầm
17. Hải Vân quan: thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc
Ảnh: sưu tầm
18. Chợ Đông Ba: phường Phú Hoà, Thành phố Huế
Ảnh: sưu tầm
19. Vườn quốc gia Bạch Mã: xã Lộc Trì, huyện Phú Lộc
Ảnh: sưu tầm
20. Đầm Lập An: Nguyễn Văn, TT. Lăng Cô, huyện Phú Lộc
Ảnh: sưu tầm
- Đến với Thừa Thiên - Huế du khách còn ấn tượng với nền ẩm thực độc đáo mang đậm hương vị cung đình xưa với các món đặc sản trứ danh:
- Bún bò Huế
- Các món từ hến: Cơm hến, bún hến, hến xúc bánh tráng
- Bánh bột lọc
- Bánh nậm
- Bánh bèo chén
- Bánh ram ít
- Bánh canh Nam Phổ
- Nem lụi
- Nem chua và tré Huế
- Chè hẻm và chè heo quay
- Mè xửng
- Trà cung đình
- Mắm sò Lăng Cô
- Bánh Khoái
- Vả trộn
- Bánh ướt thịt nướng
- Mắm cá rò
- Cơm âm phủ
- Bánh đậu xanh trái cây
- Rượu Minh Mạng than
- Trái cây và đặc sản khác: bưởi Thanh Trà, cam Nam Đông, nhãn lồng, hạt sen, nấm tràm
Chịu trách nhiệm nội dung: Nhật Qui